Tăng cường tính chống chịu với BĐKH trong hệ thống nông nghiệp hỗ trợ chuỗi Cà phê

Với mục tiêu tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu trong hệ thống nông nghiệp, nhất là những nơi còn nghèo, sản xuất cà phê tại tỉnh Sơn La và Điện Biên, tính tới yếu tố bị ảnh hưởng do tác động bởi Covid 19. Nhằm cụ thể hóa các quan điểm định hướng và chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp. Nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững các chuỗi giá trị nông sản ở Việt Nam về Asean, GIZ Việt Nam đã đề ra mục tiêu phát triển cây Cà Phê ở những vùng Sơn La và Điện Biên.

Giai đoạn: 3/021 – 2/2024

Ngân sách từ nguồn BMZ: 2,100,000 EUR

Đóng góp phía VN: 23,985 EUR

  • Tăng sử dụng các biện pháp thích ứng với BĐKH trong canh tác cà phê:

Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu. Ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa vụ như tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh gây hại.

Thích ứng cây trồng là biện pháp cần thiết để nền nông nghiệp có thể đứng vững trước các hình thái biến đổi khí hậu. Nông dân sẽ gặp phải những khó khăn mà trước đó họ chưa có kinh nghiệm: Thời tiết thay đổi cực đoan, nhiệt độ trung bình tăng cao, số ngày cực nóng và cực lạnh nhiều hơn, mùa vụ lại có khuynh hướng rút ngắn, bức xạ mặt trời mạnh hơn, các áp lực về hạn, ẩm hay mặn ngày càng cao, và sẽ xuất hiện các tập đoàn sâu hại cũng như các bệnh mới.

  • Tăng mua sản phẩm cà phê được sản xuất theo cách thích ứng & giảm thiểu với BĐKH

Các mô hình hợp tác đã góp phần quan trọng giúp cho cà phê trở thành ngành hàng nông sản chủ lực, có diện tích được chứng nhận lớn nhất hiện nay. Không những vậy, cà phê hiện là 1 trong 2 ngành nông sản khá toàn diện khi có hiệp hội ngành hàng, có viện nghiên cứu chuyên ngành, có ban điều phối, có các doanh nghiệp xuyên quốc gia và các tổ chức quốc tế hỗ trợ, đầu tư.

Về công tác xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần chú trọng tuyển dụng và đào tạo cán bộ có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn; chủ động tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương định hướng cũng như do các Bộ, ngành, Hiệp hội tổ chức. Không những vậy, cũng cần tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế ở cả trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng; xây dựng kênh nghiên cứu và dữ liệu riêng về thị trường xuất khẩu thông qua sự hỗ trợ của cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại các nước để cập nhật thông tin, nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tín hiệu của thị trường

  • Các khuyến nghị được lồng ghép vào các chương trình/chính sách ở cấp quốc gia và khu vực

Đề ra các chính sách, bám sát từ đầu, giúp cho nông dân dễ dàng tiếp cận với yêu cầu đặt ra cho cây cà phê.

Mục tiêu của Giz cho cây cà phê

  • Phát triển năng lực cho người sản xuất về các biện pháp chống chịu tốt hơn với BĐKH
  • Cải thiện các kết nối dọc chuỗi giá trị cafe
  • Tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông cả từ khối công và tư nhân
  • Cấp vùng ASEAN: Các bên liên quan cả khối công và tư nhân được chia sẻ về các kinh nghiệm về các biện pháp canh tác chống chịu với BĐKH

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *